Tối 20/1, làng quất cảnh xã Cẩm Hà, TP Hội An với lịch sử hình thành gần 100 năm vinh dự đón bằng công nhận làng nghề truyền thống cấp tỉnh.
Ông Mai Kim Phương – Chủ tịch UBND xã Cẩm Hà – cho hay, xã có 65ha trồng quất và hoa, cây cảnh; thu nhập từ kinh tế vườn và đặc biệt là cây quất cảnh ngày càng tăng cao, đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp doanh thu lớn nhất cho địa phươngFrom: web game casino. Bình quân doanh thu mỗi năm từ cây quất cảnh đạt 45 tỷ đồng, riêng năm 2023 doanh thu đạt gần 50 tỷ đồng.
Dịp Giáp Thìn, nông dân đã trồng hơn 65.000 chậu quất cảnh cùng hơn 350.000 cây quất đất. Xã Cẩm Hà luôn ưu tiên quỹ đất cho việc xây dựng các làng trồng hoa, cây cảnh.
Từ thành công của mô hình chuyên canh kết hợp phát triển dịch vụ du lịch tại làng rau Trà Quế, xã khuyến khích các hộ, cá nhân liên kết, thành lập các tổ hợp tác làm dịch vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như mở rộng các loại hình sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ từ quất và hoa, cây cảnh…
Ở các làng quất Hội An, thời điểm này trái quất đã bắt đầu chín. Thương lái từ các địa phương như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Bình Định và các tỉnh Tây Nguyên đến tận nhà vườn để chốt cọc và giao nhà vườn chăm sóc để chờ sau 15 tháng Chạp sẽ chở đi tiêu thụ.
Nhiều chủ vườn cho biết, so với năm ngoái, năm nay do kinh tế khó khăn nên nhu cầu chơi quất của người dân đến thời điểm này cũng giảm so với năm trước. Chính vì vậy, lượng khách đặt mua quất cũng chậm hơn, giá năm nay cũng ổn định.
Ông Nguyễn Thành Trung, người trồng quất thâm niên ở xã Cẩm Hà, cho biết đến thời điểm này, nhiều vườn đã được thương lái đặt mua hơn 70%. Nhiều cây có hình dáng đẹp, gốc lớn, trái sum suê thì giá có thể từ 2-5 triệu đồng/chậu. Còn những chậu nhỏ hơn giá từ 500.000 đồng đến 1,3 triệu đồng mỗi chậu.
“Năm nay, gia đình tôi trồng 400 cây quất lớn nhỏ. Thương lái đã đến đặt cọc mua khoảng 300 chậu. Nếu bán hết số quất này, trừ chi phí, gia đình tôi lãi khoảng 200 triệu đồng”, ông Trung chia sẻ.